Các lễ hội truyền thống Việt Nam không chỉ là dịp tưởng nhớ tổ tiên, thần linh mà còn là sự kiện gắn kết cộng đồng gắn kết và bảo tồn nét đẹp văn hóa dân tộc. Những lễ hội này được tổ chức trải dài suốt năm, phản ánh đậm nét đặc trưng của từng vùng miền, tín ngưỡng và phong tục tập quán. Trong bài viết này, cùng Toomva tìm hiểu tên gọi các lễ hội Việt Nam trong Tiếng Anh nhé.
1. Vietnamese Lunar New Year
- Tên gọi: Tết Nguyên Đán.
- Ý nghĩa: Đây là lễ hội lớn nhất trong năm của người Việt, đánh dấu sự chuyển giao năm cũ và năm mới theo lịch âm. Mọi người dọn dẹp nhà cửa, cúng tổ tiên, và gửi lời chúc tốt đẹp.
- Đặt câu: One of the traditional foods of the Vietnamese Lunar New Year is Chung Cake (Một trong những món ăn truyền thống trong dịp Tết Nguyên Đán Việt Nam là Bánh Chưng).
2. First Full Moon Festival
- Tên gọi: Tết Nguyên Tiêu (Lễ Rằm Tháng Giêng).
- Ý nghĩa: Đây là ngày Rằm đầu tiên trong năm, mọi người sửa soạn mâm cúng tổ tiên, cầu mong sự may mắn và an lành cho gia đình và cộng đồng.
- Đặt câu: The First Full Moon Festival is an important celebration in Vietnamese culture, marking the first full moon of the lunar year (Tết Nguyên Tiêu là một lễ hội quan trọng trong văn hóa Việt Nam, đánh dấu trăng rằm đầu tiên của năm âm lịch).
3. Hung Kings' Temple Festival
- Tên gọi: Đền Hùng (hay còn gọi là Lễ Giỗ Tổ).
- Ý nghĩa: Lễ hội được tổ chức vào ngày 10/3 Âm lịch hằng năm tại Khu Di tích lịch sử Đền Hùng tại Phú Thọ. Đây là dịp tưởng nhớ các Vua Hùng, những người có công dựng nước.
- Đặt câu: During the Hung Kings' Temple Festival, visitors can participate in processions, offer incense and enjoy traditional performances (Trong lễ hội Đền Hùng, du khách có thể tham gia rước kiệu, dâng hương và thưởng thức các màn trình diễn truyền thống).
4. Gióng Festival
- Tên gọi: Hội Gióng.
- Ý nghĩa: Lễ hội tưởng nhớ vị anh hùng làng Phù Đổng đánh thắng giặc Ân, mở đầu trang sử vàng son chống ngoại xâm từ thời tiền sử đời vua Hùng Vương thứ VI.
- Đặt câu: The Gióng Festival was recognized by UNESCO as an Intangible Cultural Heritage of Humanity in 2010 (Hội Gióng đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại vào năm 2010).
5. Rice Planting Festival
- Tên gọi: Lễ Tịch Điền.
- Ý nghĩa: Là lễ hội của nhà nông để cầu mong mùa màng bội thu, thường diễn ra vào mùa xuân, khi bắt đầu gieo trồng vụ lúa mới.
- Đặt câu: During the Rice Planting Festival, people participate in various activities, such as planting rice and making offerings to the gods (Trong lễ Tịch Điền, mọi người tham gia vào các hoạt động như cấy lúa và dâng lễ vật lên các vị thần).
6. Huong Pagoda Festival
- Tên gọi: Lễ hội Chùa Hương.
- Ý nghĩa: Một lễ hội Phật giáo nổi tiếng, nơi mọi người hành hương đến Chùa Hương (huyện Mỹ Đức, Hà Nội) để cầu may mắn và bình an.
- Đặt câu: The Huong Pagoda Festival begins on the 6th day of the first lunar month and lasts until the third lunar month (Lễ hội Chùa Hương bắt đầu vào ngày mùng 6 tháng Giêng âm lịch và kéo dài đến tháng 3 âm lịch).
7. Dong Da Mound Festival
- Tên gọi: Lễ hội Gò Đống Đa.
- Ý nghĩa: Kỷ niệm chiến thắng quân Thanh của vua Quang Trung vào năm 1789.
- Đặt câu: People gather at the Dong Da Mound Festival to honor the heroic spirit of the Tay Son army (Mọi người đổ về lễ hội Gò Đống Đa để tôn vinh chí khí anh hùng của nghĩa quân Tây Sơn).
8. Lim Festival
- Tên gọi: Hội Lim.
- Ý nghĩa: Lễ hội hát Quan họ truyền thống của vùng Bắc Ninh, biểu tượng của tình yêu và văn hóa dân gian.
- Đặt câu: The Lim Festival is famous for its quan ho singing, a traditional folk music style recognized by UNESCO (Hội Lim nổi tiếng với hát quan họ, một loại hình âm nhạc dân gian truyền thống được UNESCO công nhận).
9. Cold Food Festival (Hanshi Festival)
- Tên gọi: Tết Hàn thực (Tết Bánh trôi bánh chay).
- Ý nghĩa: Tục chuẩn bị và thưởng thức các món ăn nguội như bánh trôi, bánh chay trong Tết Hàn Thực không chỉ là để tưởng nhớ tổ tiên, ông bà mà còn thể hiện lòng biết ơn đối với thiên nhiên và đất trời.
- Đặt câu: Children enjoy rolling dough to make dumplings during the Cold Food Festival (Trẻ em thích nhào bột để làm bánh trôi vào dịp Tết Hàn Thực).
10. Double Fifth Festival
- Tên gọi: Tết Đoan Ngọ (Tết Diệt Sâu bọ).
- Ý nghĩa: Tết Đoan Ngọ (5/5 âm lịch) là dịp phát động bắt sâu bọ cho mùa màng bội thu và sức khỏe dồi dào. Đây cũng là thời điểm con cháu bày tỏ lòng biết ơn tổ tiên và sum họp gia đình.
- Đặt câu: On the Double Fifth Festival, fruits such as plums and lychees are essential on the ancestor offering tray (Vào ngày Tết Đoan Ngọ, trái cây không thể thiếu trên mâm cúng là mận và vải).
11. Vu Lan Festival (Filial Piety Festival)
- Tên gọi: Lễ Vu Lan.
- Ý nghĩa: Lễ báo hiếu công ơn cha mẹ và tổ tiên, được tổ chức vào rằm tháng Bảy âm lịch.
- Đặt câu: The Vu Lan Festival is associated with the legend of Bodhisattva Muc Kien Lien saving his mother (Lễ Vu Lan gắn liền với sự tích Bồ Tát Mục Kiền Liên cứu mẹ).
12. Mid-Autumn Festival
- Tên gọi: Tết Trung Thu.
- Ý nghĩa: Tết Trung Thu hướng đến thiếu nhi, thể hiện sự yêu thương và chăm sóc của gia đình. Đây cũng là thời điểm đoàn viên, khi các gia đình quây quần bên nhau, ăn bánh trung thu, ngắm trăng và tham gia lễ rước đèn.
- Đặt câu: The Mid-Autumn Festival is celebrated with lion dances, lantern parades and moon watching (Tết Trung Thu được tổ chức với các điệu múa lân, lễ rước đèn và nghi thức trông trăng).
Trên đây là Tên gọi các lễ hội Việt Nam trong Tiếng Anh mà Toomva muốn chia sẻ cùng bạn. Hi vọng những thông tin trên đây sẽ giúp bạn hiểu thêm về truyền thống văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc. Đừng quên truy cập chuyên mục Từ vựng Tiếng Anh để trau dồi từ vựng mới mỗi ngày nhé.
Cảm ơn bạn đã ghé thăm. Chúc bạn một ngày học tập và làm việc hiệu quả!