TỪ ĐIỂN KIẾN THỨC HỎI ĐÁP Mua VIP

Câu nhấn mạnh trong tiếng Anh .

Câu nhấn mạnh trong tiếng Anh .

Câu điều kiện và những kiến thức nâng cao

Các động từ “Ôm” trong tiếng Anh

Câu nhấn mạnh trong tiếng Anh hay còn gọi là câu chẻ: dùng để khi ta muốn nhấn mạnh vào một đối tượng hay sự việc nào đó. Câu thường chia làm hai vế, một vế chính và một vế là mệnh đề quan hệ sử dụng that, who, when, while… Xem thêm Cấu trúc câu tiếng anh

Câu nhấn mạnh trong tiếng anh


I.    Nhấn mạnh thành phần của câu

Câu chẻ thường có cấu trúc: It is/was + .... that + … 

1.    Nhấn mạnh chủ ngữ 

-    Form: 
+  It is/was + S (người) + who/that + V
+ It is/was + S (vật) + that + V

Ex:  
+  Hoa  is the best seller in my department => It is Hoa who/that is the best seller in my department.
+  My dog made neighbors very scared. => It was my dog that made neighbors very scared.

2.    Nhấn mạnh tân ngữ

-    Form: 
+ It is/was + O (người) + that/whom + S + V
+ It is/was + O (Danh từ riêng) + that + S + V
+ It is/was + O(vật) + that + S + V

Ex: 
+ He gave his wife the whole confidential document => It was his wife that/whom he gave the whole confidential document.
+ I met Lan at the party => It was Lan that I met at the party.
+ She sent her friend a postcard. => It was her friend that she sent a postcard.

3.    Nhấn mạnh trạng ngữ.

-    Form: It is/was + trạng ngữ + that + S + V + O

Ex: 

+ Chỉ cách thức, lý do:  You can kill computer viruses by using this software. => It is by using this software that you can kill computer viruses.
+ Chỉ mục đích: My father repaired the bicycle for my brother. =>  It was for my brother that my father repaired the bicycle.
+ Chỉ nơi chốn: I was born in this house.  It was in this house that I was born.
+Chỉ thời gian: My father bought a new car last Sunday.  It was last Sunday that my father bought a new car.

II.    Các cấu trúc chỉ sự nhấn mạnh

1. Dùng thể bị động

- Dùng thể bị động khi tập trung hay muốn nhấn mạnh đến người hay vật bị hành động trong câu tác động. Thường thì phần nào cần được nhấn mạnh sẽ đứng ở đầu câu. Khi sử dụng thể bị động, chúng ta sẽ nhấn mạnh việc/hành động đã xảy ra với ai/cái gì hơn là người nào hay việc gì đã gây nên việc đó.

Ex:  When I came, my car was being repaired. = Khi tôi đến thì xe hơi của tôi vẫn đang được sửa.

 2. Dùng các cấu trúc đảo ngữ

 - Đảo trật tự các từ bằng cách dùng các cụm giới từ hoặc một số cụm như: at not time, suddenly into, little, seldom, never,… ở đầu câu, theo sau đó sẽ là các từ đã được đảo ngữ.

Ex:

+  At no time did I say you couldn't come. = Tôi có nói là bạn không thể đến đâu.
+ Little did I understand what was happening. = Tôi chỉ hiểu sơ sơ về việc đã xảy ra thôi.
+ Seldom have I felt so alone. = Hiếm khi nào tôi thấy cô đơn lắm.
Note:  Khi trong câu có trợ động từ thì trật tự của câu khi đảo ngữ sẽ là: trợ động từ + chủ ngữ + động từ chính.

3. Dùng một số trạng từ 

Dùng những trạng từ như always, forever,… khi cần thể hiện sự khó chịu về hành động của một người khác. Cấu trúc này được xem là một trường hợp đặc biệt vì nó chỉ một thói quen hơn là một hành động xảy ra tại một thời điểm cụ thể. 

Ex: 
+ Martha is always getting into trouble. = Martha lúc nào cũng dính vào rắc rối cả.
+ Peter is forever asking tricky questions. = Peter luôn hỏi những câu hỏi khó trả lời.
+ George was always being reprimanded by his teachers. = Georger lúc nào cũng bị thầy cô khiển trách.
Note: cấu trúc này thường được dùng với thì hiện tại tiếp diễn và quá khứ tiếp diễn.

4. Dùng câu tách với: It

- Những câu được mở đầu bằng It is hay It was thường được dùng để nhấn mạnh một chủ ngữ hay tân ngữ cụ thể. Theo sau mệnh đề giới thiệu này là một đại từ quan hệ.

Ex: 
+ It was I who received the promotion. = Tôi đã được thăng chức.
+ It is the awful weather that drives him crazy. = Thời tiết tệ đã làm anh ta nổi điên.

5. Dùng câu tách với: What

- Những câu được mở đầu bằng What thường được dùng để nhấn mạnh một chủ ngữ hay tân ngữ cụ thể. Theo sau mệnh đề giới thiệu này là động từ "to be".

Ex: 

+ What we need is a good long shower.
+ What he thinks isn't necessarily true.

6. Sử dụng trợ động từ "Do" hoặc "Did"

- Thường thì trợ động từ Do và Did không được dùng trong câu khẳng định. Tuy nhiên, để nhấn mạnh điều gì đó thì ta cũng có thể sử dụng trợ động từ này.

Ex: 
+ No, that's not true. John did speak to Mary = Không, không đúng. John đã nói chuyện với Mary.
+ I do believe that you should think twice about this situation. = Tôi thật sự tin rằng cậu nên suy nghĩ lại về tình huống đó.

 

 

BÀI LIÊN QUAN

Cấu tạo từ  và Cách dùng từ  trong Tiếng Anh
Cấu tạo từ và Cách dùng từ trong T...
Trong bài học này chúng ta sẽ học về c&aa...

Cấu trúc "hơn" trong tiếng Anh: prefer, would prefer, would rather
Cấu trúc "hơn" trong tiếng Anh: pref...
CẤU TRÚC "HƠN" TRONG TIẾNG ANH: prefer, would...

Lời đề nghị, câu gợi ý trong tiếng Anh
Lời đề nghị, câu gợi ý trong tiếng A...
Lời đề nghị, câu gợi ý trong tiếng Anh >> Câu hỏi "How" ...

Cấu trúc câu khẳng định - phủ định - nghi vấn của các thì dùng trong hiện tại
Cấu trúc câu khẳng định - phủ định -...
Topic này cung cấp cho các bạn các cấu trúc câu cơ bản trong c...