TỪ ĐIỂN KIẾN THỨC HỎI ĐÁP Mua VIP

Tuốt tuồn tuột về quy tắc trọng âm tiếng Anh

Trọng âm tiếng Anh là gì? Học nhấn trọng âm tiếng Anh có khó không, và có những quy tắc nào? Hãy cùng Toomva chinh phục mảng kiến thức thú vị này nhé!

Không giống như tiếng Việt có thanh dấu chi tiết, tiếng Anh được diễn đạt cảm xúc và ý tứ qua độ nhấn mạnh của câu từ, đó được gọi là trọng âm (word stress). Phần nào được nhấn trọng âm trong câu thì phần đó là ý chính của câu.

Cùng một câu nói, nó có thể là chân thật, cũng có thể mang ý mỉa mai. Vậy nên việc nắm chắc những quy tắc nhấn trọng âm tiếng Anh là vô cùng quan trọng để thuận lợi trong giao tiếp, tránh những hiểu lầm không đáng có, khen thật vô tình biến thành “khen đểu”.

Đa phần người Việt khi học tiếng Anh thường bỏ qua việc nhấn trọng âm hay không biết nhấn trọng âm như thế nào cho đúng, dẫn đến những câu nói ngang ngang hay đậm chất 

“Vinglish”. Trong bài viết hôm nay, Toomva sẽ chia sẻ đến bạn tất cả những quy tắc trọng âm tiếng Anh mà bạn cần học. 

Những quy tắc trọng âm tiếng Anh không thể bỏ qua

1. Quy tắc trọng âm tiếng Anh với từ có 1 âm tiết

Quy tắc trọng âm tiếng Anh với từ có 1 âm tiết rất đơn giản: trọng âm sẽ rơi vào chính âm tiết đó.

2. Quy tắc trọng âm tiếng Anh với từ có 2 âm tiết 

Quy tắc 1: Đa số danh từ và tính từ trong tiếng Anh có 2 âm tiết có trọng âm rơi vào âm tiết thứ thất. 

Ví dụ: 

- better (/ˈbet̬.ɚ/)

- sister (/ˈsɪs.tɚ/) 

- angry (/´æηgri/) 

- monkey (/´mʌηki/)

Quy tắc 2: Một số động từ có âm tiết thứ 2 là âm ngắn và kết thúc bằng một phụ âm hoặc không có phụ âm (có dạng er, en, ish, age ở cuối) thì trọng âm rơi vào âm tiết thứ nhất. 

Ví dụ: 

- enter (/ˈen.t̬ɚ/)

- open (/ˈoʊ.pən/)

- happen (/ˈhæp.ən/)

- answer (/ˈæn.sɚ/)

- listen (/ˈlɪs.ən/)

- finish (/ˈfɪn.ɪʃ/)

Quy tắc 3: Động từ và giới từ có 2 âm tiết thì trọng âm sẽ rơi vào âm tiết thứ 2.

Ví dụ: 

- design (/di´zain/) 

- enjoy (/ɪnˈdʒɔɪ/) 

- include (/ɪnˈkluːd/)

- between (/bɪˈtwiːn/) 

- behind (/bɪˈhaɪnd/) 

Quy tắc 4: Danh từ và tính từ chứa nguyên âm dài ở âm tiết thứ 2 thì trọng âm rơi vào chính âm tiết đó.

Ví dụ: 

- machine (/məˈʃiːn/)

- mistake (/mɪˈsteɪk/)

- Japan (/dʒəˈpæn/)

Quy tắc 5: Với động từ ghép thì trọng âm sẽ rơi vào âm tiết thứ 2.

Ví dụ: 

- outrun (/ˌaʊtˈrʌn/)

- undercut (/ˌʌn.dɚˈkʌt/)

- oversee (/ˌoʊ.vɚˈsiː/)

Quy tắc 6: Đối với danh từ ghép, trọng âm sẽ rơi vào âm tiết thứ nhất. 

Ví dụ: 

- football (/ˈfʊt.bɔː/)

- highway (/ˈhaɪ.weɪ/)

- keyboard (/ˈkiː.bɔːrd/)

- notebook (/ˈnoʊt.bʊk/)

- blackboard (/ˈblæk.bɔːrd/)

Quy tắc 7: Từ có những âm sau thì trọng âm rơi vào chính âm tiết đó: sist, cur, vert, test, tain, tract, vent, self.

Ví dụ: 

- event  (/ɪˈvent/)

- subtract (/səbˈtrækt/)

- myself  (/maɪˈself/)

Quy tắc 8: Chủ yếu từ có 2 âm tiết bắt đầu bằng chữ “a” thì trọng âm rơi vào âm tiết thứ 2.

Ví dụ:

- about (/əˈbaʊt/)

- always (/ˈɑːl.weɪz/)

- abroad (/əˈbrɔːd/)

Quy tắc 9: Từ chỉ số lượng với đuôi “teen" có trọng âm rơi vào chính âm đuôi đó. Còn với từ chỉ số lượng đuôi “ty” thì trọng âm lại rơi vào âm tiết thứ nhất.

Ví dụ: 

- fifteen (/ˌfɪfˈtiːn/)

- fifty (/ˈfɪf.ti/),...  

3. Quy tắc trọng âm tiếng Anh với từ có 3 âm tiết trở lên 

Quy tắc 1: Động từ có 3 âm tiết trở lên với âm thứ 3 là nguyên âm ngắn và kết thúc bằng phụ âm thì chủ yếu trọng âm sẽ rơi vào âm tiết thứ 2. 

Ví dụ: 

- encounter (/iŋ’kauntə/)

- establish (/ɪˈstæblɪʃ/)

Quy tắc 2: Động từ có 3 âm tiết mà âm tiết thứ 3 là nguyên âm đôi và kết thúc bằng 2 phụ âm trở lên thì trọng âm rơi vào âm tiết thứ nhất. 

Ví dụ:  

- exercise (/ˈek.sə.saɪz/)

- compromise (/ˈkɒm.prə.maɪz/)

Quy tắc 3: Danh từ có 3 âm tiết, trọng âm rơi vào âm tiết thứ nhất khi âm tiết thứ hai chứa âm /ə/ hoặc /i:/.

Ví dụ: 

- holiday (/ˈhɑːlədei/)

- resident (/ˈrezɪdənt/) 

- cinema (/ˈsɪnəmə/),... 

Quy tắc 4: Danh từ có âm tiết thứ nhất là âm /ə/ hay /i:/ hoặc âm tiết hai chứa nguyên âm đôi thì trọng âm rơi vào âm tiết thứ 2.

Ví dụ: 

- pagoda (/pəˈɡəʊdə/)

- banana (/bəˈnɑːnə/)

- potato (/pəˈteɪtəʊ/) 

Quy tắc 5: Tính từ có 3 âm tiết mà âm tiết thứ nhất là /ə/ hay /i/ thì trọng âm rơi vào âm tiết thứ 2. 

Ví dụ: 

familiar (/fəˈmɪliər/)

Quy tắc 6: Tính từ mà âm cuối là nguyên âm ngắn, âm thứ hai là nguyên âm dài thì trọng âm đặt ở âm tiết thứ 2.

Ví dụ: 

enormous (/ɪˈnɔːməs/) 

4. Trọng âm tiếng Anh của từ có tiền tố và hậu tố 

Quy tắc 1: Với những từ có hậu tố ic, ish, ical, sion, tion, ance, ence, idle, ious, iar, ience, id, eous, ian, ity thì trọng âm rơi âm tiết ngay trước hậu tố.

Ví dụ: 

- nation (/ˈneɪʃn/)

- musician (/mjuˈzɪʃn/) 

Quy tắc 2: Những hậu tố ment, ship, ness, er, or, hood, ing, en, ful, able, ous, les thì trọng âm là chính từ gốc không thay đổi.

Ví dụ: 

- agreement (/əˈɡriːmənt/)

- happiness (/ˈhæpinəs/)

Quy tắc 3: Những từ có hậu tố cal, ate, gy, cy, ity, phy, graphy thì trọng âm rơi vào âm tiết thứ 3 từ dưới lên. 

Ví dụ: 

- technology (/tekˈnɑːlədʒi/)

- geography (/dʒiˈɑːɡrəfi/)

- investigate (/ɪnˈvestɪɡeɪt/)

- photography (/fəˈtɑːɡrəfi/) 

Quy tắc 4: Các tiền tố không làm thay đổi trọng âm của chính từ đó

Ví dụ:  

- perfect = imperfect

- smoker = nonsmoker

Cách nhận biết trọng âm tiếng Anh trong phiên âm

Nhìn vào phiên âm, ta thấy âm nào có dấu “ ` ” thì âm đó chính là âm được nhấn trọng âm.

Ví dụ: 

- technology (/tekˈnɑːlədʒi/)

- geography (/dʒiˈɑːɡrəfi/)

- about (/əˈbaʊt/)

- always (/ˈɑːl.weɪz/)

Toomva vừa mang đến cho bạn toàn bộ kiến thức về trọng âm tiếng Anh. Tuy lượng kiến thức là khá nhiều nhưng nếu bạn kết hợp với việc nghe từ thì sẽ hiệu quả hơn gấp đôi.

Hãy áp dụng những quy tắc này, bạn sẽ nhanh chóng chinh phục được tiếng Anh một cách thuần thục nhất. Toomva chúc bạn thành công!

BÀI LIÊN QUAN

Biết tuốt từ vựng tiếng Anh về size quần áo
Biết tuốt từ vựng tiếng Anh về size ...
Những năm gần đây, do xu thế hội nhập, khái niệm “size” đã dần...

‘Cool ngầu’ vì biết tuốt các từ vựng tiếng Anh về nghề nghiệp thông dụng nhất
‘Cool ngầu’ vì biết tuốt các từ vựng...
Như đã nói, từ vựng tiếng Anh về các nghề nghiệp trong xã hội ...

10 cách gây ấn tượng khi đi phỏng vấn tiếng Anh
10 cách gây ấn tượng khi đi phỏng vấ...
Bạn có thể tham khảo những cách sau bằng tiếng A...

Cấu trúc tương phản trong tiếng Anh
Cấu trúc tương phản trong tiếng Anh
Cấu trúc tương phản trong tiếng Anh - Cấu trúc "hơn" trong tiế...