TỪ ĐIỂN KIẾN THỨC HỎI ĐÁP Mua VIP

Tâm lý của sự sợ hãi - The Psychology of Fear

Tâm lý của sự sợ hãi - The Psychology of Fear
Biochemical Reaction
Phản ứng sinh hoá

When we confront a perceived danger, our bodies respond in specific ways. Physical reactions to fear include sweating, increased heart rate and high adrenaline levels. This physical response is sometimes known as the “fight or flight” response, in which the body prepares itself to either enter combat or run away.
Khi chúng ta đối mặt với một nguy hiểm nhận thức được, cơ thể chúng ta phản ứng theo nhiều cách cụ thể. Phản ứng vật lý của sự sợ hãi bao gồm đổ mồ hôi, tăng nhịp tim và mức adrenaline cao. Phản ứng vật lý này đôi khi được gọi là phản ứng "chiến đấu hay bỏ chạy", trong đó cơ thể tự chuẩn bị hoặc chiến đấu hoặc bỏ chạy.

This biochemical reaction is likely an evolutionary development. It is an automatic response and is crucial to survival.
Phản ứng sinh hóa này có thể là một sự phát triển có tính tiến hóa. Đây là một phản ứng tự động rất quan trọng cho sự sống còn.

Emotional Response
Phản ứng cảm xúc

The emotional response to fear is highly personalized. Some people are adrenaline junkies, thriving on extreme sports and other fear-inducing thrill situations. Others have a negative reaction to the feeling of fear, avoiding fear-inducing situations at all costs. Although the physical reaction is the same, fear may be perceived as either positive or negative.
Phản ứng cảm xúc trước sự sợ hãi rất được cá nhân hóa. Một số người nghiện adrenaline, thích đương đầu với những môn thể thao cảm giác mạnh và các tình huống hồi hộp gây sợ hãi khác. Những người khác lại có phản ứng tiêu cực với cảm giác sợ hãi, bằng mọi cách để tránh các tình huống gây sợ hãi. Mặc dù phản ứng vật lý là như nhau, nỗi sợ hãi có thể được nhìn nhận hoặc là tích cực hoặc là tiêu cực.

Halloween
Halloween (Lễ hội ma)

An entire Halloween industry has been built on people’s enjoyment of fear. The majority of people avoid situations in which there is a high risk of actual injury. Yet they enjoy the experience of being scared in an environment that is actually safe. Horror films are another example of this phenomenon.
Toàn bộ ngành công nghiệp Halloween đã được xây dựng dựa trên niềm vui thích thưởng thức nỗi sợ hãi của mọi người. Đa số mọi người tránh những tình huống có nguy cơ tổn thương thực tế cao. Tuy nhiên, họ tận hưởng cảm giác sợ hãi trong một môi trường thực sự an toàn. Phim kinh dị là một ví dụ khác của hiện tượng này.

Acclimation
Sự thích nghi

Repeated exposure to similar situations leads to familiarity. This greatly reduces both the fear response and the resulting elation, leading adrenaline junkies to seek out ever new and bigger thrills. It also forms the basis of some phobia treatments, which depend on slowly minimizing the fear response by making it feel familiar.
Việc tiếp xúc lặp đi lặp lại với những tình huống tương tự dẫn đến sự quen thuộc. Điều này làm giảm đáng kể cả phản ứng sợ hãi và cảm giác phấn khích sau đó, khiến cho những người nghiện adrenaline tìm kiếm những cảm giác mạnh hơn và mới hơn. Điều này cũng tạo nền tảng cho một số phương pháp điều trị ám ảnh, phụ thuộc vào việc từ từ giảm thiểu các phản ứng sợ hãi bằng cách làm nó trở nên quen thuộc.

Psychology of Phobias
Tâm lý học của các ám ảnh

One aspect of anxiety disorders can be a tendency to develop a fear of fear. Where most people tend to experience fear only during a situation that is perceived as scary, those who suffer from anxiety disorders may become afraid that they will experience a fear response. They perceive their fear responses as negative, and go out of their way to avoid those responses.
Một khía cạnh của rối loạn lo âu có thể là một xu hướng phát triển nỗi sợ hãi về chính sự sợ hãi. Trong khi hầu hết mọi người có xu hướng cảm thấy sợ hãi chỉ trong một tình huống được coi là đáng sợ, thì những người bị rối loạn lo âu có thể trở nên sợ rằng họ sẽ trải qua một phản ứng sợ hãi. Họ nhận thấy phản ứng sợ hãi của họ là tiêu cực, và vô cùng nỗ lực để tránh các phản ứng đó.

A phobia is a twisting of the normal fear response. The fear is directed toward an object or situation that does not present a real danger. The sufferer recognizes that the fear is unreasonable, yet cannot help the reaction. Over time, the fear tends to worsen as the fear of fear response takes hold.
Ám ảnh là một sự sai lệch phức tạp của phản ứng sợ bình thường. Sự sợ hãi hướng về một đối tượng hoặc tình huống mà không có một mối nguy hiểm thực sự. Người bệnh nhận ra rằng nỗi sợ hãi là không hợp lý, nhưng không thể kiểm soát phản ứng. Theo thời gian, nỗi sợ hãi có xu hướng xấu đi khi nỗi sợ phản ứng sợ hãi hình thành.

Treating Phobias
Điều trị Ám ảnh

Phobia treatments that are based on the psychology of fear tend to focus on such techniques as systematic desensitization and flooding. Both techniques work with the body’s physiological and psychological responses to reduce the fear.
Các phương pháp điều trị ám ảnh dựa vào tâm lý học của nỗi sợ hãi có khuynh hướng tập trung vào những kỹ thuật như liệu pháp tràn ngập và giải cảm ứng hệ thống. Cả 2 kỹ thuật này đều tác động tới các phản ứng sinh lý và tâm lý của cơ thể để giảm bớt sự sợ hãi.

In systematic desensitization, the client is gradually led through a series of exposure situations. For example, a client with a fear of snakes may spend the first session talking about snakes. Slowly, over subsequent sessions, the client would be led through looking at pictures of snakes, playing with toy snakes, and eventually handling a live snake. This is often accompanied by learning and applying new coping techniques to manage the fear response.
Trong liệu pháp giải cảm ứng hệ thống, người bệnh được dẫn dắt từ từ qua một loạt các tình huống tiếp xúc. Ví dụ như, một người sợ rắn có thể được hướng dẫn trò chuyện về rắn trong buổi trị liệu đầu tiên. Dần dần, qua các buổi điều trị tiếp theo, bệnh nhân sẽ được dẫn dắt xem hình ảnh của loài rắn, chơi với rắn đồ chơi, và cuối cùng là xử lý một con rắn sống. Phương pháp này thường được áp dụng kèm với việc học hỏi và áp dụng các kỹ thuật đối phó mới để kiểm soát những phản ứng sợ hãi.

Flooding is type of exposure technique, but can be quite successful. In flooding, the client is exposed to a vast quantity of the feared object or situation until the fear diminishes.
Liệu pháp tràn ngập là dạng kỹ thuật tiếp xúc, nhưng có thể khá thành công. Trong liệu pháp tràn ngập, khách hàng được tiếp xúc với một lượng lớn các đối tượng hoặc tình huống đáng sợ cho đến khi nỗi sợ hãi giảm dần.

It is important that such confrontational approaches be undertaken only with the guidance of a trained mental health professional. These are potentially traumatic techniques, however, in some circumstances, they have an excellent rate of success.
Điều quan trọng là những phương pháp tiếp cận đối đầu như vậy chỉ được thực hiện với sự hướng dẫn của chuyên gia sức khỏe tâm thần. Đây là những kỹ thuật có khả năng gây chấn thương, tuy nhiên, trong một số trường hợp, chúng có một tỷ lệ thành công tuyệt vời.


BÀI LIÊN QUAN

Lịch sử của Sushi - Sushi History
Lịch sử của Sushi - Sushi History
This trend spread throughout Southeast Asia and people beg...

Từ vựng các món ăn - Sưu tầm cập nhật liên tục
Từ vựng các món ăn - Sưu tầm cập nhậ...
Danh sách các từ vựng món ăn dùng ...

Tài liệu tiếng Anh - Sưu tầm đầy đủ nhiều bộ tài liệu khác nhau.
Tài liệu tiếng Anh - Sưu tầm đầy đủ ...
  Download tài liệu học tiế...

Phân biệt căp trạng từ: Hard - Hardly
Phân biệt căp trạng từ: Hard - Hardl...
Phân biệt căp trạng từ: Hard - Hardly - Phân biệt Every và Eac...