TỪ ĐIỂN KIẾN THỨC HỎI ĐÁP Mua VIP

“Cooling Break” là gì trong bóng đá mà đáng nhớ đến vậy?

Một mùa bóng đá lại đến, “Cooling Break" có để lại ấn tượng gì với bạn? Cùng Toomva nóng cùng bóng đá với khái niệm vừa lạ vừa quen này nhé!

Do dịch bệnh COVID-19 mà Euro 2020 phải lùi sang hè 2021, diễn ra cùng vòng loại World Cup, khiến mùa hè này đã nóng lại càng nóng hơn. 

Bạn có theo chân đội tuyển Việt Nam ở vòng loại World Cup năm nay không? Việt Nam quá tuyệt vời phải không nào? Trận cuối cùng của Việt Nam ở vòng 2 Vòng Loại World Cup diễn ra hôm 15/6 đã để lại dấu ấn lịch sử đối với cổ động viên Việt Nam. Dấu ấn không chỉ đến từ sự kiên cường của những chàng trai áo đỏ, mà còn đến từ khái niệm tiếng Anh khá mới mẻ: Cooling Break. Thật ra, khái niệm này không mới như nhiều người nghĩ, chỉ là chưa được bình luận viên dịch sang tiếng Việt mà thôi.

Nhắc đến World Cup, những người yêu bóng đá chúng ta ít ai quên được trận đấu lịch sử tại World Cup 2014, Hà Lan – Mexico. Lần đầu tiên trong lịch sử World Cup, Cooling Break được quyết định áp dụng ngay tại thời điểm diễn ra trận đấu. 

Đến với bài viết này, hẳn là bạn đang thắc mắc: Vậy cụm từ tiếng Anh Cooling Break là gì? Nó đã được ra đời như thế nào? Và… nó được dịch là “nghỉ mát” thì có đúng không? 

Cooling Break là gì? 

Cooling Break, còn được gọi vui là “nghỉ mát”, là điều luật mới của FIFA, cho phép các cầu thủ được nghỉ tiếp nước giữa một hiệp thi đấu trong điều kiện thời tiết quá nóng bức. Để trở thành điều luật chính thức của FIFA, Cooling Break đã vấp phải những cuộc tranh cãi trong một thời gian. Chỉ đến khi Toà án Brazil lên tiếng, FIFA mới chấp nhận đưa Cooling Break vào đứng chung với những điều luật chính thức. 

Một tuyên bố của FIFA cho biết: “Thời gian nghỉ tiếp nước không được áp dụng cho tất cả các trận đấu, mà sẽ được xem xét áp dụng dựa trên điều kiện của từng trận đấu.

Điều kiện khí hậu sẽ được đánh giá và nếu nhiệt độ vượt quá 32*C, Văn phòng Y tế Địa phương của FIFA sẽ đề nghị với Điều phối viên chung của FIFA và Ủy viên trận đấu, cho phép áp dụng luật nghỉ tiếp nước. Việc nghỉ tiếp nước diễn ra ở thời điểm nào trong trận đấu sẽ do trọng tài quyết định.

Thời gian nghỉ tiếp nước kéo dài 3 phút, nó có thể diễn ra sau giờ bóng lăn 30 phút ở hiệp 1 hoặc hiệp 2, phụ thuộc vào quyết định của trọng tài. 3 phút sau đó sẽ được cộng vào thời gian bù giờ cuối hiệp.”

Điều luật Cooling Break ra đời từ khi nào? 

Cooling Break lần đầu tiên được áp dụng là trong trận đấu Hà Lan – Mexico tại World Cup 2014 khi nhiệt độ tại Estádio Castelão lên tới 39*C. Khi ấy, trọng tài người Bồ Đào Nha, Pedro Proença, đã phải cho dừng trận đấu và cho phép các cầu thủ được nghỉ 3 phút để tiếp nước.

Sau đó, nhiều cuộc tranh cãi đã nổ ra. Các công tố viên của Toà án Brazil cho rằng cần phải có thời gian nghỉ 3 phút ở mỗi hiệp để tiếp nước trong trường hợp trận đấu diễn ra ở điều kiện nhiệt độ cao. Nhưng FIFA lúc đó lại cho rằng từ khi World Cup diễn ra, chưa khi nào nhiệt độ trên sân vượt quá 28*C cả, cho thấy điều kiện trên sân nhìn chung không phải quá khắc nghiệt. 

Và sau hơn 2 giờ tranh luận chính thức, Toà án Brazil và FIFA cũng có tiếng nói chung. FIFA đồng ý đưa điều luật Cooling Break vào danh sách những quy định chính thức của mình trong những giải bóng đá tiếp theo. Bên cạnh đó, FIFA sẽ phải thực hiện thêm việc kiểm tra nhiệt độ trên sân thường xuyên ở các trận đấu bằng những thiết bị được cấp phép. Thêm vào đó, FIFA sẽ phải nộp phạt tới 90.000USD cho mỗi trận đấu nếu không thực hiện đúng quy định. 

Khi Cooling Break được áp dụng trong trận đấu ở vòng 16 đội World Cup 2014 giữa Mexico và Hà Lan, trọng tài người Pedro Croenca đã quyết định tạm ngưng trận đấu ở phút 35 và phút 75 để các cầu thủ uống nước và làm mát cơ thể.

Thời điểm diễn ra World Cup 2014 cũng là lúc mùa đông bắt đầu ở Brazil, nhưng tại 12 thành phố tổ chức World Cup nhiệt độ vẫn rất cao, khiến người ta không thể không áp dụng điều luật Cooling Break.

Toomva vừa giải đáp cho bạn về Cooling Break trong bóng đá. Giờ thì bạn đã biết được cụm từ tiếng Anh thú vị mà fan bóng đá gọi vui là “nghỉ mát” này thực chất có nghĩa là gì và bắt nguồn từ đâu rồi phải không? 

Hãy ghé thăm Toomva.com thường xuyên để học được những kiến thức tiếng Anh “cool ngầu” như thế này nữa nhé! Chúc các bạn có một mùa hè sôi động cùng bóng đá!

BÀI LIÊN QUAN

COVID-19 nghĩa là gì trong tiếng Anh?
COVID-19 nghĩa là gì trong tiếng Anh...
Chắc hẳn tại thời điểm năm 2021, không một ai không biết đến c...

Video editor là gì trong tiếng Anh? Cần gì để làm một video editor?
Video editor là gì trong tiếng Anh? ...
Video editor là gì trong tiếng Anh? Video editor trong tiếng A...

Carry on nghĩa tiếng Việt là gì?
Carry on nghĩa tiếng Việt là gì?
Carry on nghĩa tiếng Việt là gì?  Để giả...

Ngõ tiếng Anh là gì?
Ngõ tiếng Anh là gì?
NGÕ TIẾNG ANH LÀ GÌ? Hôm nay cần phải tra đến từ ngõ trong tiế...