Loại hình công ty là cách thức tổ chức và pháp lý của công ty, quy định về quyền lợi, trách nhiệm và nghĩa vụ của các thành viên tham gia. Loại hình công ty ảnh hưởng đến vốn điều lệ, quy trình việc quản lý, trách nhiệm pháp lý và cơ cấu tổ chức. Vậy các loại hình công ty trong Tiếng Anh được gọi tên như thế nào? Cùng Toomva tìm hiểu cách gọi và tính chất đặc trưng của từng mô hình nhé.
1. Sole Proprietorship: Công ty tư nhân
- Định nghĩa: Loại hình công ty do một cá nhân sở hữu và điều hành. Chủ doanh nghiệp chịu trách nhiệm hoàn toàn về tài sản và nghĩa vụ của công ty.
- Ví dụ: A sole proprietorship offers complete control to the owner but also exposes them to full liability.
2. Partnership: Công ty hợp danh
- Định nghĩa: Loại hình công ty có ít nhất từ hai cá nhân trở lên cùng sở hữu và quản lý. Các bên hợp danh sẽ chia sẻ trách nhiệm, lợi nhuận và nghĩa vụ.
- Ví dụ: In a partnership, profits are shared, and partners are jointly responsible for debts.
3. Joint Venture Company: Công ty liên doanh
- Định nghĩa: Loại hình công ty được thành lập dựa trên sự hợp tác giữa hai hoặc nhiều bên, có thể là các công ty hoặc tổ chức trong nước và nước ngoài trên tình thần cùng đầu tư, chia sẻ lợi ích, rủi ro và trách nhiệm trong một dự án hoặc hoạt động kinh doanh cụ thể.
- Ví dụ: The joint venture company is registered under both foreign and domestic ownership.
4. Limited Liability Company (LLC): Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH)
- Định nghĩa: Loại hình công ty phổ biến, trong đó các chủ sở hữu chỉ chịu trách nhiệm về nghĩa vụ của công ty trong phạm vi vốn góp của mình. Công ty TNHH là sự kết hợp giữa công ty cổ phần và công ty hợp danh.
- Ví dụ: A limited liability company (LLC) protects owners from personal liability while offering tax flexibility.
5. Private Limited Company (Ltd): Công ty TNHH tư nhân
- Định nghĩa: Loại hình này tương tự như LLC nhưng giới hạn số lượng cổ đông và cổ phiếu không thể được bán công khai. Các cổ đông chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn góp.
- Ví dụ: A private limited company (Ltd) is privately held and does not publicly trade its shares.
6. Public Limited Company (PLC) - Công ty TNHH đại chúng
- Định nghĩa: Công ty cổ phần đại chúng có thể phát hành cổ phiếu trên thị trường chứng khoán. Cổ đông có thể mua bán cổ phiếu, và vốn điều lệ của công ty rất lớn.
- Ví dụ: A public limited company (PLC) can raise capital by selling shares to the public.
7. Joint Stock Company (JSC)/Shareholding Company: Công ty cổ phần (CP)
- Định nghĩa: Loại hình công ty mà vốn điều lệ được chia thành nhiều cổ phần. Các cổ đông sở hữu cổ phần của công ty và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản của công ty trong phạm vi số vốn đã góp.
- Ví dụ: Our company is planning to transform into a joint stock company to attract more investors.
8. Corporation (Corp): Tập đoàn
- Định nghĩa: Loại hình công ty có tư cách pháp nhân riêng biệt, nghĩa là công ty có thể sở hữu tài sản, chịu trách nhiệm pháp lý, và có thể phát hành cổ phiếu. Cổ đông là những người sở hữu công ty nhưng không chịu trách nhiệm cá nhân cho các khoản nợ.
- Ví dụ: A corporation can raise capital by issuing stocks and provides limited liability to its shareholders.
9. Non-Profit Organization (NPO): Tổ chức phi lợi nhuận
- Định nghĩa: Là một tổ chức không hoạt động vì lợi nhuận và thường nhắm đến mục tiêu xã hội, từ thiện, giáo dục, hoặc môi trường. Lợi nhuận được tái đầu tư vào tổ chức thay vì phân phối cho cổ đông.
- Ví dụ: A non-profit organization (NPO) aims to serve the public good rather than make a profit.
10. State-Owned Enterprise (SOE): Doanh nghiệp nhà nước
- Định nghĩa: Doanh nghiệp này được sở hữu và quản lý bởi nhà nước, thường hoạt động trong các lĩnh vực quan trọng như điện, nước, giao thông.
- Ví dụ: A state-owned enterprise (SOE) operates under government control and serves public interests.
11. Franchise: Công ty nhượng quyền
- Định nghĩa: Đây là hình thức mà một doanh nghiệp (bên nhượng quyền) cho phép bên khác (bên nhận quyền) sử dụng thương hiệu và mô hình kinh doanh của mình để kinh doanh độc lập.
- Ví dụ: A franchise enables individuals to operate a business under a well-known brand name.
Trên đây là các loại hình công ty trong Tiếng Anh mà Toomva muốn chia sẻ cùng bạn. Mỗi loại hình công ty đều có những ưu và nhược điểm riêng, tùy thuộc vào mục tiêu kinh doanh và cấu trúc quản lý. Đừng quên truy cập chuyên mục Từ vựng Tiếng Anh để trau dồi từ vựng mới mỗi ngày nhé.
Cảm ơn bạn đã ghé thăm. Chúc bạn một ngày học tập và làm việc hiệu quả!