TỪ ĐIỂN KIẾN THỨC HỎI ĐÁP Mua VIP

Việt Nam có thể tạo ra Mô hình thung lũng Silicon - Can Vietnam Create the Next Silicon Valley?

Việt Nam có thể tạo ra Mô hình thung lũng Silicon - Can Vietnam Create the Next Silicon Valley?
“Let me explain how a startup works,” said Csaba Bundik, executive director of the European Chamber of Commerce in Vietnam. In an unheated room in the unfinished part of a shopping mall, about 70 young Vietnamese in puffy winter coats took notes on smartphones. “You start with an idea. But you have to show that it’s not just a brilliant idea—it’s a brilliant business.”
"Cho phép tôi trình bày rõ hơn một doanh nghiệp mới ra đời thì hoạt động như thế nào..." - câu nói của bà Csaba Bundik, Giám đốc điều hành Phòng thương mại Châu Âu tại Việt Nam. Trong một căn phòng không có máy sưởi giữa một khu trung tâm thương mại xây dựng dở dang, khoảng 70 thanh niên Việt Nam mặc áo lạnh căng phồng ghi ghi chép chép trên những chiếc điện thoại thông minh. "Ban đầu bạn có một ý tưởng. Nhưng bạn phải cho mọi người thấy rằng nó không chỉ là một ý tưởng cực kỳ thông minh - nó còn là một phương cách kinh doanh cực kỳ thông minh nữa."

I’d come to Indochina Plaza, one of the newest malls in Hanoi, on a Saturday morning to attend Vietnam’s first startup fair. Despite the lack of heating and bare ceiling pipes, the room was filled with aspiring entrepreneurs hoping to connect with investors. The woman next to me carried a stack of papers: her business plan, she explained, eyes anxiously scanning my scribbled notes. “What’s your idea?” she asked me.
Tôi từng đến Indochina Plaza, một trong những trung tâm thương mại mới nhất ở Hà Nội, vào một sáng thứ 7 để tham dự cuộc triển lãm của các công ty mới khởi nghiệp lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam. Mặc dù căn phòng triển lãm không có máy sưởi và trần nhà lộ ra các ống dẫn loằng ngoằng, nhưng chật ních các doanh nhân đầy khát vọng, họ mong muốn kết nối được với các nhà đầu tư. Người phụ nữ ngồi cạnh tôi mang theo một xấp giấy tờ: kế hoạch kinh doanh của chị, chị giải thích, đôi mắt băn khoăn lướt qua những ghi chép vội vàng của tôi. "Ý tưởng của cô là gì?", chị hỏi tôi.

When it comes to high-tech breakthroughs, Silicon Valley has long been the dominant model for the rest of the world. But as the pace of American innovation slows, Asia is ramping up its own tech industry. Following the lead of China, Japan, and the “Asian tigers,” Vietnam recently launched the ambitious Silicon Valley Project: a comprehensive plan to transform the country from a top producer of electronic components to a major player in the global digital economy. Sponsored by the Ministry of Science and Technology, the project aims to launch internationally competitive technology firms and eventually turn one of the country’s major cities—either Hanoi, Ho Chi Minh City, or Da Nang—into a tech hub.
Khi nói đến những bước đột phá công nghệ cao thì Thung lũng Silicon từ lâu đã là mô hình nổi bật cho phần còn lại của thế giới. Nhưng khi mà tốc độ sáng tạo của người Mỹ chậm lại, thì châu Á lại đang vươn lên mạnh mẽ trong ngành công nghệ của riêng mình. Theo sau các nước thuộc tốp đầu là Trung Quốc, Nhật Bản, và " những con hổ Châu Á", Việt Nam gần đây trình làng Dự án Thung lũng Silicon đầy tham vọng: một kế hoạch toàn diện để biến đất nước này từ một nhà sản xuất linh kiện điện tử là chính trở thành một quốc gia đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế kỹ thuật số toàn cầu. Được Bộ Khoa học và Công nghệ tài trợ, dự án này hướng tới mục tiêu cho ra đời những công ty công nghệ có sức cạnh trên trên trường quốc tế và sau cùng biến một trong những thành phố lớn nhất nước là Hà Nội, Hồ Chí Minh hoặc Đà Nẵng thành một trung tâm công nghệ.

“The big goal would be to have tech startups that can IPO in the U.S.,” Han Linh, the project’s executive coordinator, told me. “But that’s in maybe seven or eight years, best case.”
Điều phối viên quản lý dự án Han Linh cho tôi biết: "Mục tiêu lớn là sẽ có những doanh nghiệp công nghệ mới thành lập có thể chào bán cổ phiếu lần đầu (IPO) trên thị trường chứng khoán Hoa Kỳ. Nhưng nếu thuận lợi nhất thì có lẽ cũng phải mất 7 hoặc 8 năm nữa."

Flappy Bird, the mobile game developed by Hanoi programmer Nguyen Ha Dong that recently catapulted to fame as one of the most-downloaded apps in the world, illustrates the untapped potential of Vietnamese tech startups as well as the challenges they face. Dong has since yanked the game from app store because it was too “addictive.” But his fellow entrepreneurs view his runaway success as an encouraging sign—and a valuable lesson.
Flappy Bird, game cho điện thoại di động do lập trình viên người Hà Nội là Nguyễn Hà Đông viết, gần đây bỗng trở nên nổi tiếng là một trong những ứng dụng được tải về nhiều nhất trên thế giới, là mình chứng rất rõ cho tiềm năng chưa được khai thác của các doanh nghiệp công nghệ non trẻ Việt Nam cũng như những thách thức mà họ phải đối mặt. Nay Đông đã rút game của mình khỏi kho ứng dụng vì nó quá "gây nghiện". Nhưng những người có tinh thần kinh doanh cùng lĩnh vực với anh thì lại xem thành công đột xuất này của anh là một tín hiệu đáng khích lệ và là một bài học quý giá.

“It encourages Vietnamese developers that they can make a good product even with only one guy and very simple design,” said Quan Dinh, the founder of Digi-GPS, which produces products like SmartBike, a theft-prevention device for motorbikes that lets you text your motorbike to turn it off and track the bike via GPS. “It also teaches young entrepreneurs that they need to prepare for copyright and tax issues and communication to the press when [their products] become successful.”
"Thành công đó khuyến khích giới lập trình Việt Nam tin rằng họ có thể tạo ra một sản phẩm tốt thậm chí chỉ với một người và một bản thiết kế hết sức giản đơn. Nó cũng dạy cho các nhà doanh nghiệp trẻ bài học là họ cần chuẩn bị nhiều thứ, từ chuyện bản quyền, vấn đề thuế má cho đến cách ăn nói trước báo giới khi (sản phẩm của họ) thành công." - theo Quan Dinh, người sáng lập ra Digi-GPS, nhóm này tạo ra những sản phẩm chẳng hạn như SmartBike, một thiết bị chống trộm dành cho xe gắn máy giúp người sử dụng có thể kiểm tra và theo dõi xe của mình qua GPS.

For Vietnam, cultivating a startup scene where products like Flappy Bird can succeed represents a potential step up from being an offshore manufacturing hub for foreign companies like GE, which has a $61-million wind turbine parts factory in Hai Phong, and Intel, which has invested $1 million in its Ho Chi Minh City chip plant. As Le Dinh Tinh, deputy director general of the Diplomatic Academy of Vietnam’s Institute for Foreign Policy and Strategic Studies, argued in a recent article, the country needs to “overcome the middle-income trap” by boosting its competitiveness in both agriculture and information technology. The Silicon Valley Project’s mission statement frames the stakes more starkly: “This is the time for Vietnam to join in the technology race. Countries which fail to change with this technology-driven world will fall into a vicious cycle of backwardness and poverty.”
Đối với Việt Nam, việc gầy dựng một môi trường dành cho những doanh nghiệp non trẻ mà trong đó những sản phẩm như Flappy Bird có thể thành công tiêu biểu cho một bước tiến đầy tiềm năng từ việc là một trung tâm sản xuất linh kiện với nhân công và nguyên liệu rẻ mạt của các nhà máy nước ngoài chẳng hạn như GE, công ty có nhà máy sản xuất tua-bin gió trị giá 61 triệu đô la đặt ở Hải Phòng, và Intel, tập đoàn đã đầu tư 1 tỷ đô la vào nhà máy chip của mình ở TP Hồ Chí Minh. Như lời biện luận trong một bài báo gần đây của ông Lê Đình Tĩnh, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược Ngoại giao, Học Viện Ngoại Giao Việt Nam, đất nước này cần "vượt qua bẫy thu nhập trung bình" bằng cách đẩy mạnh khả năng cạnh tranh trong cả lĩnh vực công nghệ thông tin lẫn nông nghiệp. Bản tuyên bố về sứ mệnh của Dự án Thung lũng Silicon ấy phát ra còn hùng hồn hơn: "Đây chính là thời điểm cho Việt Nam tham gia cuộc đua công nghệ. Những nước nào không thay đổi nổi cái thế giới do công nghệ thúc đẩy này sẽ rơi vào vòng luẩn quẩn đói nghèo và lạc hậu."

Vietnam’s competitors in the “technology race” had a significant head start. When Linh started working on the project two years ago, he recalled, “the government had no idea what venture capital was.” Under increasing pressure to modernize the economy, however, Vietnam’s Communist government has adopted a series of reforms, including allowing foreign investors to own larger shares in local banks and privatizing state-owned enterprises. At its sixth plenum in 2012, the Central Committee of the Communist Party resolved to “encourage the private sector, in collaboration with state-sponsored sources, to set up new VC funds.”
Các đối thủ của Việt Nam trong "cuộc đua công nghệ" này đã có sự khởi đầu thuận lợi đáng kể. Khi Linh bắt đầu làm việc cho dự án cách nay 2 năm, anh nhớ lại, "chính phủ còn chưa biết vốn đầu tư mạo hiểm là gì". Tuy nhiên, dưới sức ép ngày càng gia tăng phải hiện đại hóa nền kinh tế, chính quyền Việt Nam do đảng cộng sản lãnh đạo đã thực hiện một loạt cải cách, trong đó có việc cho phép các nhà đầu tư nước ngoài sở hữu nhiều cổ phần hơn ở ngân hàng trong nước và tiến hành cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước. Tại kỳ họp thứ 6 năm 2012, Ban chấp hành Trung ương Đảng quyết định "khuyến khích khu vực kinh tế tư nhân, cùng hợp tác với các nguồn do nhà nước tài trợ, để xây dựng các quỹ vốn đầu tư mạo hiểm (VC) mới".

The Silicon Valley Project takes a methodical approach to building a startup ecosystem—one that includes offering programs to help entrepreneurs develop their ideas and starting a business accelerator. “We want to create something like [the American seed accelerator] Y Combinator,” Linh said. “Even in America, that’s quite new. We’re not so far behind.” According to Linh, the Ministry of Science and Technology has earmarked $3 million for the project, as well as$50 million per year for “the application of technology through startups”and $100 million to develop the tech industry through a joint project with the World Bank.
Dự án Thung lũng Silicon có cách tiếp cận có phương pháp đối với việc xây dựng một hệ sinh thái của các doanh nghiệp non trẻ - bao gồm cả việc đưa ra những chương trình trợ giúp các nhà sáng nghiệp phát triển ý tưởng của họ và bắt đầu tăng tốc kinh doanh. Linh nói: "Chúng tôi muốn xây dựng cái giống như là Y Combinator (quỹ hỗ trợ giúp đẩy mạnh kinh doanh của Mỹ). Ngay cả ở Mỹ, chuyện này cũng còn khá mới mẻ. Chúng tôi không tụt lại phía sau nhiều lắm." Theo Linh, Bộ Khoa học và Công nghệ đã dành ra 3 triệu đô la Mỹ cho dự án, cũng như 50 triệu đô la mỗi năm cho "ứng dụng công nghệ thông qua các công ty khởi nghiệp" và 100 triệu đô la để phát triển ngành công nghệ này thông qua một dự án đồng hợp tác với Ngân hàng Thế giới.

Starthub.vn, one of the websites funded by the Silicon Valley Project, describes itself as the “heart of Vietnam’s startup ecosystem.” Its database lists hundreds of tech startups, from the Amazon-like Tiki.vn to the Yelp-like Foody.vn. Founder Anh-Minh Do expects to feature at least 1,000 homegrown firms on his portal by the middle of 2014. “Vietnam has seen quite a few startup successes. We’re kind of in the third generation now,” he said.
Starthub.vn, một trong những website được Dự án Thung lũng Silicon tài trợ, tự giới thiệu mình là "trái tim của hệ sinh thái các công ty khởi nghiệp Việt Nam". Cơ sở dữ liệu của nó liệt kê hàng trăm doanh nghiệp công nghệ non trẻ, từ Tiki.vn giống như Amazon đến Foody.vn na ná kiểu Yelp. Nhà sáng lập Đỗ Anh Minh kỳ vọng có ít nhất 1000 công ty trong nước xuất hiện trên cổng thông tin điện tử của anh vào giữa năm 2014. Anh cho biết: "Việt Nam đã chứng kiến khá nhiều công ty khởi nghiệp thành công. Hiện chúng tôi hầu như thuộc thế hệ thứ ba".

Interest in startups is hardly unique to Vietnam. As in many other countries, from the U.S. to Ireland to Japan, high unemployment rates have triggered renewed interest in the DIY approach to business. But in Vietnam, that motivation is coupled with a new entrepreneurial drive. In the words of Starthub founder Do, the country is “more ambitious than its neighbors.” Today’s young entrepreneurs grew up in the 1980s and 90s, as Vietnam was transitioning from a centralized, state-run system to a market economy. For the first time, people were allowed to own their own businesses, and they took full advantage of that economic freedom—a lesson absorbed by their children.
Đâu phải chỉ mỗi Việt Nam là quan tâm đến các công ty khởi nghiệp. Vì ở nhiều quốc gia khác, từ Mỹ cho tới Ai len, rồi Nhật Bản, tỷ lệ thất nghiệp cao đã khiến họ quan tâm trở lại đến cách tiếp cận DIY trong kinh doanh (DIY tức là "Do It Yourself" - người dịch chú thích) . Nhưng ở Việt Nam, động lực đó được kết hợp với một nghị lực doanh trí mới. Theo lời nhà sáng lập Starthub Đỗ thì, đất nước này "có nhiều tham vọng hơn các quốc gia láng giềng". Thế hệ những nhà sáng nghiệp trẻ hiện nay trưởng thành vào những năm 1980 và 1990, giai đoạn Việt Nam lúc đó chuyển từ nền kinh tế quốc doanh, tập trung sang kinh tế thị trường. Lần đầu tiên, mọi người được phép sở hữu công ty của riêng mình, và họ đã tận dụng triệt để cái lợi thế của quyền tự do kinh tế đó - một bài học được con cái họ tiếp thụ.

“Most Vietnamese young people want to be entrepreneurs,” said American entrepreneur Chris Zobrist, founder of the START Center and Saigon Hub and an advisor to the Silicon Valley Project. “A lot of their parents started businesses that did really well, and that created an image in young people’s minds that being an entrepreneur is a real path to success in life.”
"Hầu hết thanh niên Việt Nam đều muốn trở thành doanh nhân", theo doanh nhân Mỹ Chris Zobrist, nhà sáng lập Trung tâm START và Saigon Hub, ông đồng thời là người cố vấn cho Dự án Thung lũng Silicon. "Cha mẹ họ khởi nghiệp rất tốt, và điều đó làm cho giới trẻ có suy nghĩ là trở thành doanh nhân mới đích thực là con đường dẫn đến thành công trong cuộc sống."

Dinh, the founder of Digi-GPS, says young Vietnamese are also taking their cues from the U.S., where “they see successful people … take an idea and make it work.” This dynamic contrasts sharply with the climate in China, where university graduates tend to be risk-averse, seeking jobs at state-owned companies rather than setting up their own. And unlike India's new wave of startups, many of which are founded by Americans, this boom is led by young Vietnamese. At the startup fair I attended, many of the speakers were expats. But I didn’t see a single Westerner in the audience. New websites like Action.vn and TechDaily.vn cover the latest startup happenings—with no English translation.
Đinh, nhà sáng lập của Digi-GPS, nói thanh niên Việt Nam còn học tập theo Mỹ, đất nước mà "họ thấy những người thành công ... biến ý tưởng thành hiện thực." Sự năng động này rõ ràng trái ngược với cái xu thế ở Trung Quốc, bên đó sinh viên ra trường thường sợ rủi ro, chăm chăm tìm việc ở những công ty nhà nước chứ không phải là tự kinh doanh. Và cũng khác với làn sóng công ty khởi nghiệp mới của Ấn Độ mà nhiều doanh nghiệp là do người Mỹ thành lập, trào lưu nở rộ các công ty mới ở Việt Nam là do những người trẻ Việt Nam tiến hành. Tại cuộc cuộc triển lãm của các công ty mới khởi nghiệp tôi đã tham dự ấy, nhiều diễn giả không phải là người bản xứ. Nhưng tôi không thấy có một ông Tây nào ngồi nghe bên dưới. Những trang web mới như Action.vn và TechDaily.vn cập nhật tin tức về những diễn biến liên quan đến các công ty khởi nghiệp mà không hề có bản dịch sang tiếng Anh.

“A lot of people in America still think of Vietnam as rice paddies,” said Aaron Everhart, one of the founders of Hatch, the startup incubator that organized the fair. “But the startup ecosystem is vibrant. There's potential here for a knowledge economy.”
"Nhiều người ở Mỹ vẫn nghĩ Việt Nam là những cánh đồng lúa. Nhưng hệ sinh thái các công ty khởi nghiệp thì đầy sức sống. Ở đây có tiềm năng của một nền kinh tế tri thức.", theo Aaron Everhart, một trong những nhà sáng lập Hatch, nhóm hỗ trợ các công ty sáng nghiệp, đơn vị tổ chức cuộc triển lãm trên.

I met Everhart and co-founder Dat Le Viet in the Hatch office, located on the seventh floor of a Hanoi karaoke lounge. Outside the window, traditional tube houses stood in winding alleys, with a few outcroppings of tall buildings in the distance. The small room, a jumble of laptops and iPads, spoke to Everhart’s vision of the future.
Tôi gặp Everhart và người đồng sáng lập Lê Viết Đạt tại văn phòng của Hatch, trên tầng 7 của một toà nhà có dịch vụ ka-ra-ô-kê ở Hà Nội. Ngoài cửa sổ, những căn nhà ống truyền thống đứng sừng sững trong những con hẻm ngoằn ngoèo, phía xa xa thỉnh thoảng có một vài toà nhà cao tầng. Căn phòng nhỏ, một đống lộn xộn những chiếc máy tính xách tay và iPad, nghe Everhart nói về tương lai mà anh mường tưởng.

“The strength of an economy is in small- and medium-siz​ed enterprises. But in Vietnam, these lack sustainability and scalability,” Everhart said. “People have ideas, but they don’t understand how to make a business last. So we thought there ought to be an organization to help them.”
Everhart nói: "Sức mạnh của một nền kinh tế ở trong những doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nhưng ở Việt Nam, các doanh nghiệp này thiếu tính bền vững và khả năng mở rộng. Người ta có ý tưởng nhưng họ không biết làm thế nào để làm cho một công ty tiếp tục tồn tại. Cho nên chúng tôi nghĩ rằng phải có một tổ chức giúp họ."

Dan Schupp, who worked for IBM in the U.S. and China before moving to Ho Chi Minh City to start Free Range Technology, conceded that interest in entrepreneurship in Vietnam was “at least as strong as in the States” but pointed out that the country faces a significant disadvantage in comparison with its larger neighbor to the north.
Dan Schupp, người từng làm việc cho IBM ở Mỹ và Trung Quốc trước khi đến TP Hồ Chí Minh thành lập Free Range Technology, thừa nhận là người Việt máu kinh doanh "ít nhất cũng mạnh mẽ như người Mỹ" nhưng cũng chỉ ra rằng đất nước này đối mặt với một bất lợi đáng kể so với người láng giềng khổng lồ phía bắc.

“Vietnam is a small country that knows it’s a player in a larger world, so people look to the outside a lot more. You hold an event for entrepreneurs here, and you’re going to have a packed house every single time,” he said. “But there’s just not as much investment money here as in China.”
“Việt Nam là một nước nhỏ nên người dân biết rằng muốn đóng một vai trò nào đó trong một thế giới rộng lớn hơn thì họ phải nhìn ra thế giới nhiều hơn. Bạn tổ chức sự kiện cho giới doanh nhân ở đây và cứ mỗi lần như vậy đều có rất nhiều người đến dự. Nhưng tiền đầu tư vào Việt Nam không nhiều như vào Trung Quốc.”

Moreover, while young Vietnamese might have both entrepreneurial drive and technical skills—high-school students recently outscored their U.S. counterparts in math and science assessments—startups struggle to succeed without access to experienced professionals.
Ngoài ra, mặc dù thanh niên Việt Nam có thể có những kỹ năng công nghệ lẫn nghị lực kinh doanh đấy – học sinh trung học của Việt Nam hiện nay có điểm số toán học và khoa học cao hơn học sinh đồng trang lứa bên Mỹ – nhưng các công ty khởi nghiệp rất khó thành công nếu không tiếp cận được những chuyên gia giàu kinh nghiệm.

“From a talent perspective, it’s going to be a very big challenge. In Silicon Valley, you have a lot of people who have successfully started companies. Here you don’t have that depth of experience,” said Jonah Levey, an American who founded Vietnam Works, the country’s first online job-recruitment website, in 2002.
“Về mặt nhân tài mà nói thì đây sẽ là một thách thức rất lớn. Ở Thung lũng Silicon, có rất nhiều người khởi nghiệp thành công. Nhưng Việt Nam không có được cái bề dầy kinh nghiệm đó.” – ý kiến của ông Jonah Levey, một người Mỹ đã sáng lập ra Vietnam Works năm 2002, website tuyển dụng việc làm trực tuyến đầu tiên của đất nước này.

While official backing makes things easier in many ways, depending on the state to nurture a startup culture poses its own risks. “Look at the history of Silicon Valley,” said Chien Cong Nguyen, the founder of a soon-to-launchnetwork for sports fans called Parlayz.. “They started with government funding, but they were successful because they got out of that.” To him, the experience offers a clear lesson: “Don’t ever let government into the ecosystem.”
Trong khi sự ủng hộ của chính quyền làm cho mọi thứ trở nên dễ dàng hơn theo nhiều cách, thì sự phụ thuộc vào nhà nước để phát triển văn hoá doanh nghiệp khởi nghiệp có những rủi ro riêng của nó. Nguyễn Chiến Công, nhà sáng lập của một mạng sắp ra đời dành cho những người hâm mộ thể thao có tên Parlayz, nói: “Hãy nhìn vào lịch sử của Thung lũng Silicon (Mỹ). Ban đầu họ được chính phủ tài trợ, nhưng họ đã thành công vì thoát khỏi sự tài trợ đó”. Theo ông ta, cái kinh nghiệm này dạy cho một bài học hết sức dễ hiểu:"đừng bao giờ để cho chính quyền vào cái hệ sinh thái ấy."


BÀI LIÊN QUAN

Thủ tục đăng ký dự thi TOEIC tại IIG Việt Nam
Thủ tục đăng ký dự thi TOEIC tại IIG...
Thủ tục đăng ký dự thi TOEIC tại IIG Việt Nam TOEIC (v...

Những câu chúc ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 bằng tiếng Anh
Những câu chúc ngày nhà giáo Việt Na...
Những câu chúc ngày nhà giáo...

Năm con trâu học những thành ngữ, từ vựng tiếng Anh về trâu và Tết
Năm con trâu học những thành ngữ, từ...
Từ ngữ về ngày Tết ngoài sự thú vị và mang màu sắc vui tươi củ...

Tiếng Anh theo chủ đề: Các bộ phận cơ thể con người.
Tiếng Anh theo chủ đề: Các bộ phận c...
Tiếng Anh theo chủ đề: Các bộ phận cơ thể con người. -  Tên ti...