Với nền công nghiệp phát triển theo hướng hội nhập như hiện nay, tiếng Anh thương mại đã nghiễm nhiên trở thành nhánh ngôn ngữ chuyên ngành quan trọng hàng đầu thế giới, giúp ích cho giao thương cũng như quan hệ kinh tế giữa các quốc gia. Vậy cụ thể thì tiếng Anh thương mại là gì và học tiếng Anh chuyên ngành thương mại có khó không? Hãy cùng Toomva lần lượt tìm lời giải đáp cho những câu hỏi này.
Tiếng Anh thương mại là gì?
Tiếng Anh thương mại chính là tiếng Anh thuộc chuyên ngành thương mại, là bộ môn tiếng Anh giao tiếp theo chuyên ngành thương mại của một số trường đại học, cao đẳng. Ở bộ môn này, ngoài những kiến thức tiếng Anh nền tảng, sinh viên còn được học thêm kiến thức tiếng Anh về tài chính, kinh tế, ngân hàng,... tất cả những lĩnh vực liên quan tới thương mại. Không những thế, sinh viên còn được tiếp xúc, thực hành, bảo vệ luận án với những chuyên gia nước ngoài về lĩnh vực thương mại mà họ học để sau này ra trường có thể làm việc trong môi trường quốc tế với ngôn ngữ chuyên ngành đã được học.
Tiếng Anh thương mại là lợi thế lớn khi cạnh tranh ứng tuyển vào các công ty liên doanh nước ngoài, để có được môi trường làm việc mà đôi khi chỉ cần có trình độ ngoại ngữ tốt thôi bạn đã được tuyển làm việc rồi.
Tiếng Anh thương mại khó tới đâu?
Đây là điều mà hầu hết tất cả các bạn đang chuẩn bị tinh thần theo học bộ môn này đều băn khoăn. Thông thường, sau khi học đại học được khoảng 2 năm, bạn sẽ bắt đầu được chọn nhánh chuyên ngành tiếng Anh thương mại mà mình mong muốn, ví dụ như tiếng Anh du lịch, tiếng Anh tài chính,... Điều quan trọng là để có thể đăng ký học tiếng Anh thương mại, bạn cần có điểm 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết trên trung bình, thậm chí có trường yêu cầu điểm xếp loại khá. Bên cạnh đó, bạn cũng cần nền tảng kiến thức đa lĩnh vực, văn hóa, từ ngữ phong phú để việc học tiếng Anh thương mại được hiệu quả. Bởi vì toàn bộ các chương trình giảng dạy đều sử dụng tiếng Anh nên nếu còn yếu từ vựng, ngữ pháp hay văn hoá thì bạn sẽ rất khó theo học.
Học tiếng Anh thương mại thì ra trường làm nghề gì?
Khi đã cầm trên tay chứng chỉ tiếng Anh thương mại, bạn sẽ không lo thất nghiệp nếu bạn là người năng động và nhanh nhẹn bởi có rất nhiều ngành nghề khác nhau bạn có thể theo đuổi. Ví dụ đơn giản có thể kể tới như:
1. Phiên / Biên dịch viên tiếng Anh
Đây là một nghề có thu nhập rất cao. Bạn xem ti vi thấy có người ngồi sau các lãnh đạo cấp cao, đó chính là các phiên dịch viên. Hoặc hướng dẫn viên du lịch cũng là một nhánh nhỏ thuộc ngành này. Nếu không muốn gò bó trong môi trường làm việc theo giờ hành chính thì làm Freelancer (nghề tự do) biên dịch tài liệu lĩnh vực thương mại cũng mang đến cho bạn nguồn thu nhập khá cao. Nghề dịch nói chung yêu cầu bạn phải có kỹ năng diễn đạt tốt, phân biệt rõ ràng cũng như sử dụng thành thạo văn nói và văn viết.
2. Trợ lý giám đốc, thư ký, nhân viên văn phòng,...
Nếu muốn ứng tuyển vào những vị trí này, bạn bắt buộc phải có nghiệp vụ về văn phòng, kỹ năng đánh máy và soạn thảo văn bản, kỹ năng mềm,...
3. Nhân viên xuất nhập khẩu
Tuy là nghề rất ít người biết và ít thông tin trên mạng, nhưng nhân viên xuất nhập khẩu lại là công việc cực kỳ thích hợp cho các bạn học tiếng Anh thương mại. Bởi công việc này có môi trường làm việc gắn liền với các chứng từ, quy trình xuất nhập khẩu, hợp đồng xuất nhập khẩu,...
4. Người viết nội dung
Nếu bạn yêu thích tự do, có thể ngồi nhà làm việc, ưa thích việc viết lách, sáng tạo nội dung thì Content Writer (người viết nội dung) chính là nghề phù hợp với bạn.
Lời kết
Mỗi ngành nghề đều có đặc thù và ưu điểm riêng. Tiếng Anh thương mại cũng vậy, nó khó học, khó theo đuổi nhưng khi thành công rồi thì cơ hội nghề nghiệp của bạn sẽ xán lạn hơn các bạn khác cùng nghiệp vụ rất nhiều.
Nếu còn bất cứ băn khoăn hay những câu hỏi nào liên quan tới tiếng Anh, hãy liên hệ ngay Toomva.com nhé! Chúng tôi sẽ giải đáp và hỗ trợ bạn nhanh nhất và chính xác nhất.