TỪ ĐIỂN KIẾN THỨC HỎI ĐÁP Mua VIP

Thế vận hội Olympic và những điều thú vị chưa chắc bạn đã biết

Thế vận hội Olympic Tokyo 2020 đã và đang làm nức lòng người yêu thể thao với những trận tranh tài đỉnh cao. Cùng Toomva tản mạn một chút về Olympic nhé!

Thế vận hội Olympic là gì và được ra đời như thế nào? Có bao giờ bạn thắc mắc về những điều này không? Toomva sẽ cùng bạn tìm hiểu về lịch sử, ý nghĩa cũng như những sự thật thú vị về Olympic mà ít ai biết. 

Thế vận hội Olympic là gì và được ra đời như thế nào? 

1. Lịch sử ra đời

Thế vận hội Olympic, sự kiện thể thao lớn nhất hành tinh, là nơi hội tụ tranh tài của vận động viên thuộc tất cả các nước trên thế giới với nhiều môn thể thao khác nhau. Thế vận hội có tên tiếng Hán: 世運會; tên tiếng Anh: Olympic Games; tên tiếng Hy Lạp: Ολυμπιακοί Αγώνες / Olympiakoí Agónes; tên tiếng Pháp: Jeux olympiques. Ngày xưa, Thế vận hội Olympic có tên đơn giản là “Thế giới vận động hội”.

Tiền thân của Olympic là các cuộc thi thể thao ở Hy Lạp cổ đại năm 776 TCN. Đại hội Olympic cổ đại là một trong 4 lễ hội lớn nhất và cũng là lễ hội nổi tiếng nhất của người Hy Lạp cổ đại; 3 lễ hội còn lại là lễ Isthmian, Pythian và Nemean. Đại hội Olympic được tổ chúc vào mùa hè với định kỳ 4 năm 1 lần tại đền thờ vị thần tối cao Zeus ở thành phố Olympia. 

Năm 1894, nhà sư phạm và tư tưởng người Pháp, Pierre Frèdy de Coubertin, đã có đề xuất về việc hồi sinh Thế vận hội Olympic của người Hy Lạp cổ đại để tôn vinh nền hoà bình của nhân loại. Và 2 năm sau đó, Olympic đã chính thực quay trở lại và trở thành Thế vận hội hiện đại như chúng ta đã biết. Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC - International Olympic Committee) trở thành cơ quan chủ quản của Olympic. 

Từ đó đến ngày nay, Thế vận hội Olympic vẫn giữ được giá trị tốt đẹp vốn có, đó là ngoài quy tụ các vận động viên tài năng trên khắp thế giới thì còn đưa các quốc gia đến gần nhau hơn để tôn vinh vinh hoà bình – bác ái. 

2. Thế vận hội mùa hè – Thế vận hội mùa đông

Thế vận hội được chia thành Thế vận hội mùa đôngThế vận hội mùa hè, được tổ chức vào các năm chẵn và mỗi kỳ cách nhau 2 năm. Thế vận hội Olympic thường được nhắc đến rộng rãi và được quan tâm nhiều hơn là Thế vận hội mùa hè

Thế vận hội Olympic mùa hè được tổ chức 4 năm một lần từ năm 1896. Thế vận hội Olympic mùa đông thì được ra đời muộn hơn, bắt đầu từ năm 1924 và được tổ chức dành cho những môn thể thao mùa đông như trượt tuyết hay khúc côn cầu trên băng. Ban đầu 2 kỳ Thế vận hội mùa đông và mùa hè được tổ chức cùng nhau, nhưng bắt đầu từ năm 1994, 2 kỳ Thế vận hội được tổ chức xen kẽ, cách nhau 2 năm. 

Những sự thật thú vị về Thế vận hội Olympic chưa chắc bạn đã biết 

1. Cách thức khai đuốc của Olympic không hẳn là “xin lửa” bình thường như nhiều người nghĩ. Ngọn đuốc của nước đăng cai tổ chức Olympic đúng là sẽ được đưa về ngôi đền cổ của Nữ thần Hera ở Hy Lạp, nhưng sau đó nó được một cô gái ăn mặc như thời cổ đại cầm đặt trước một tấm gương cầu lõm đến khi lửa bùng lên nhờ hội tụ ánh nắng mặt trời chứ không có “ngọn đuốc tổ tiên” nào cháy tại ngôi đền thiêng này cả. 

2. Nếu bạn là vận động viên thi đấu tại Olympic thời Hy Lạp cổ đại, bạn sẽ chẳng cần phải lo đến việc mình sẽ mặc gì. Bởi thời bấy giờ, các vận động viên sẽ được thoải mái mà… “trần như nhộng”.

3. Không ngắn như ở thời hiện đại, Thế vận hội Olympic cổ đại kéo dài tới tận 5-6 tháng 

4. Từ năm 1900 trở đi, những vận động viên nữ mới bắt đầu được phép tham gia Thế vận hội Olympic.

5. Tính đến thời điểm hiện tại chỉ, có 4 vận động viên giành huy chương ở cả 2 kỳ Thế vận hội mùa đông và mùa hè. Và chỉ có duy nhất vận động viên người Đức - Christa Luding-Rothenburger giành huy chương cả 2 kỳ trong cùng 1 năm.

6. Ngôn ngữ chính đuợc sử dụng ở Thế vận hội Olympic là tiếng Anh và tiếng Pháp.

7. Olympic London 2012 là kỳ Olympic đầu tiên mà tất cả quốc gia tham gia đều có vận động viên nữ ghi danh tranh tài. 

8. 5 vòng tròn biểu tượng của Olympic tượng trưng cho 5 châu lục trên thế giới, với:

- Màu xanh lam – châu Đại dương

- Màu đen – châu Phi

- Màu đỏ – châu Mỹ

- Màu vàng – châu Á

- Màu xanh lá – châu Âu

5 vòng tròn này đan vào nhau trên nền cờ trắng thể hiện cho sự bình đẳng, hoà hợp và tình đoàn kết giữa các quốc gia. 

9. Thế vận hội Olympic lần thứ 32 tại Tokyo – Nhật Bản vào năm 2020 đã bị hoãn lại và phải rời qua năm 2021 vì đại dịch COVID-19. 

Như ta đã thấy, Thế vận hội Olympic không chỉ là đấu trường lớn danh giá, nơi các vận động viên sáng giá nhất thế giới so tài, mà còn là một biểu tượng của Tự do – Bình đẳng – Bác ái. Và vì tiếng Anh là 1 trong 2 ngôn ngữ chính của Olympic cho nên ý tưởng học tiếng Anh khi xem Olympic là một ý tưởng rất tuyệt vời. Toomva sẽ hẹn gặp lại các bạn trong một bài viết về từ vựng tiếng Anh chỉ các môn thể thao Olympic. Goodbye for now!

BÀI LIÊN QUAN

Bảo vệ mình khỏi lỗ hổng bảo mật mạng có tên "Trái tim rỉ máu"? - How to protect yourself against the 'Heartbleed' bug?
Bảo vệ mình khỏi lỗ hổng bảo mật mạn...
<!doancopy--> A major new security vulnerability dubbed...

Cấu trúc "hơn" trong tiếng Anh: prefer, would prefer, would rather
Cấu trúc "hơn" trong tiếng Anh: pref...
CẤU TRÚC "HƠN" TRONG TIẾNG ANH: prefer, would...

bài văn về mẹ được 9.5/11 điểm
bài văn về mẹ được 9.5/11 điểm
Bài văn bằng tiếng Anh về mẹ được 9,5 điểm rất hay v&ag...

Cấu trúc câu khẳng định - phủ định - nghi vấn của các thì dùng trong hiện tại
Cấu trúc câu khẳng định - phủ định -...
Topic này cung cấp cho các bạn các cấu trúc câu cơ bản trong c...