Cấu trúc "will" là một đơn vị ngữ pháp quen thuộc trong Tiếng Anh và thường được sử dụng để nói về các sự việc, hành động diễn ra trong tương lai. Will được viết tắt là 'll khi đứng sau chủ ngữ với dạng phủ định là "Will not" hoặc "Won't". Ngoài ra, "will" có thể sử dụng trong các câu hỏi đuôi nhằm kiểm tra hoặc xác nhận thông tin. Trong bài viết này, Toomva sẽ cùng bạn hệ thống lại kiến thức về cấu trúc "will" trong Tiếng Anh kèm cách dùng và các ví dụ chi tiết nhé.
Cấu trúc Will trong thì Tương lai đơn
Cách dùng: Cấu trúc "will" trong thì Tương lai đơn nhằm diễn tả các sự việc xảy ra trong tương lại, dự đoán về tương lai, các lời mời, đề xuất, cam kết, quyết định hoặc lời hứa. Ngoài ra, cấu trúc will có thể sử dụng trong câu điều kiện loại 1.
Cấu trúc:
- Câu khẳng định: S + will + V
- Câu phủ định: S + will not (won't) + V
- Câu nghi vấn: Will + S + V?
Ví dụ:
- Sự việc ở tương lai: The company will launch a new product next month (Công ty sẽ ra mắt một sản phẩm mới vào tháng tới).
- Dự đoán: I think the match will end in a draw (Tôi nghĩ trận đấu sẽ kết thúc với tỷ số hoà).
- Lời mời: Will you join us for dinner tonight? (Bạn có muốn tham gia bữa tiệc tối nay với chúng tôi không?).
- Cam kết: I will make sure the report is completed by Friday (Tôi chắn chắn báo cáo sẽ được hoàn thành vào Thứ Sáu).
- Lời hứa: I will always be there for you, no matter what (Tôi sẽ luôn ở bên bạn dù điều gì xảy ra).
Cấu trúc Will trong thì Tương lai tiếp diễn
Cách dùng: Cấu trúc "will" trong thì Tương lai tiếp diễn miêu tả hành động sắp xảy ra tại một thời điểm cụ thể trong tương lai, sự tiếp diễn của một hành động trong tương lai hoặc hai hành động sẽ xảy ra đồng thời trong tương lai.
Cấu trúc:
- Câu khẳng định: S + will + be + V-ing.
- Câu phủ định: S + will not (won't) + be + V-ing.
- Câu nghi vấn: Will + S + be + V-ing?
Ví dụ:
- They will be attending the conference next week (Họ sẽ tham dự hội nghị vào tuần tới).
- By now, the project will have been completed by 80% (Tính đến thời điểm này, dự án đã hoàn thành được 80%).
- While she will be giving a lecture tomorrow, her colleagues will be preparing for the next plan (Trong khi cô ấy thuyết trình vào ngày mai, các đồng nghiệp sẽ chuẩn bị cho dự án tiếp theo).
Cấu trúc Will trong thì Tương lai hoàn thành
Cách dùng: Cấu trúc "will" trong thì Tương lai hoàn thành miêu tả hành động, sự kiện sẽ hoàn thành trước một thời điểm cụ thể trong tương lai hoặc một hành động hoàn thành trước sự kiện khác trong tương lai.
Cấu trúc:
- Câu khẳng định: S + will + have + V3/V-ed.
- Câu phủ định: S + will not (won't) + have + V3/V-ed.
- Câu nghi vấn: Will + S + have + V3/V-ed?
Ví dụ:
- They will have moved into their new house by the summer (Họ sẽ chuyển vào ngôi nhà mới của mình trước mùa hè).
- Before the seminar takes place next month, the team in charge will have worked around the clock (Trước hội thảo diễn ra vào tháng tới, đội ngũ phụ trách sẽ làm việc liên tục).
- Will you have completed your degree by new year? (Bạn sẽ đã hoàn thành chứng chỉ của mình trước thềm năm mới chứ?)
Cấu trúc Will trong thì Tương lai hoàn thành tiếp diễn
Cách dùng: Cấu trúc "will" trong thì Tương lai hoàn thành tiếp diễn diễn tả một hành động đã bắt đầu trong quá khứ và sẽ tiếp tục cho đến một thời điểm cụ thể trong tương lai hoặc sự tiếp diễn của một hành động cho đến khi một hành động khác xảy ra trong tương lai.
Cấu trúc:
- Câu khẳng định: S + will + have been + V-ing.
- Câu phủ định: S + will not (won't) + have been + V-ing.
- Câu nghi vấn: Will + S + have been + V-ing?
Ví dụ:
- By next year, I will have been working at this company for 10 years (Đến năm sau, tôi đã làm việc tại công ty này được 10 năm).
- By the end of the summer, he will have been training for the marathon for six months (Đến cuối mùa hè, anh ấy đã tập luyện cho cuộc thi marathon được 6 tháng).
- Will they have been living in their new house for a year by next month? (Vào tháng sau, họ đã sống ở căn nhà mới được 1 năm đúng không?)
Cấu trúc Will trong câu hỏi đuôi
Cách dùng: Cấu trúc "will" trong câu hỏi đuôi dùng để xác nhận thông tin về một sự việc, hành động sẽ xảy ra trong tương lai. Phần câu hỏi đuôi luôn ở dạng đối lập với mệnh đề chính.
Cấu trúc:
- S + will + V, won't + S?
- S + won't + V, will + S?
Ví dụ:
- You will join the study group with us, won't you? (Bạn sẽ tham gia học nhóm cùng chúng tôi chứ?)
- The movie will be released in theaters next week, won't it? (Bộ phim sẽ ra rạp vào tuần tới chứ?)
- You won't refuse my invitation, will you? (Bạn sẽ không từ chối lời mời của tôi chứ?)
So sánh cấu trúc Will và Be going to
Cả 2 cấu trúc "will" và "be going to" đều diễn đạt về sự việc xảy ra trong tương lai, tuy nhiên chúng có một số điểm khác biệt về ý nghĩa và cách sử dụng:
- Cấu trúc "will": Đưa ra quyết định về hành động ngay tại thời điểm nói hoặc dự đoán sự kiện xảy ra trong tương lai theo quan điểm cá nhân một cách không chắc chắn.
- Cấu trúc "be going to": Đưa ra quyết định khi đã có kế hoạch từ trước hoặc dự đoán sự kiện xảy ra trong tương lai dựa trên căn cứ thực tế.
Ví dụ:
- I believe that the home team will win because they play better (Tôi tin rằng đội chủ nhà sẽ thắng vì họ thi đấu hay hơn).
- The sky is filled with scattered clouds, I think it's going to rain heavily soon (Bầu trời có nhiều mây đen, tôi nghĩ là sắp có mưa lớn).
Trên đây là cách dùng cấu trúc Will trong Tiếng Anh mà Toomva muốn chia sẻ cùng bạn. Bạn có thể vận dụng cấu trúc này một cách linh hoạt khi nói về các sự kiện, hành động hoặc dự định trong tương lai. Đừng quên truy cập chuyên mục Ngữ pháp Tiếng Anh để cập nhật kiến thức mới mỗi ngày nhé.
Cảm ơn bạn đã ghé thăm. Chúc bạn một ngày học tập và làm việc hiệu quả!